Bệnh rám máChẩn đoán và điều trị bệnh rám má

Chẩn đoán bệnh rám má

Chẩn đoán bệnh rám má

  1. CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

    • Các dát tăng sắc tố màu nâu, nâu đen, xanh đen.

Màu sắc có thể đồng đều, có thể không, ranh giới tổn thương thường không đều và thường có tính chất đối xứng, tổn thương nhẵn, không có vảy, không ngứa, không đau. Tổn thương thường khu trú ở hai bên gò má, thái dương, trán, mũi, quanh miệng. Đôi khi tổn thương còn xuất hiện ở cánh tay trên. Các dát sắc tố này tăng đậm về mùa xuân hè, có giảm về mùa thu đông. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ gặp nhiều hơn.

Dựa vào mức độ tăng sắc tố và diện tích tổn thương, người ta chia rám má thành các thể lâm sàng khác nhau:

+ Thể nhẹ: tăng sắc tố nhẹ và tổn thương khu trú ở hai bên gò má.

+ Thể trung bình: tăng sắc tố đậm hơn, tổn thương khu trú hai bên gò má, bắt đầu lan ra các vị trí khác.

+ Thể nặng: tăng sắc tố đậm, tổn thương lan rộng ra cả thái dương, trán hoặc mũi.

+ Thể rất nặng: tăng sắc tố rất đậm, tổn thương lan rộng ngoài mặt còn có thể xuất hiện ở cánh tay trên

  • Dựa vào vị trí khu trú của tổn thương người ta chia ra:

+ Rám má thượng bì chủ yếu là các dát màu nâu, vàng nâu…

+ Rám má trung bì: tổn thương khu trú hoàn toàn trung bì, trên lâm sàng là các dát sắc tố xanh, xanh đen, bờ thường rõ, kích thước nhỏ.

+ Rám má hỗn hợp: tổn thương khu trú ở cả thượng bì và trung bì, trên lâm sàng các dát tăng sắc tố có màu không đồng đều, chỗ vàng nâu, chỗ nâu đen, xanh đen, xen kẽ nhau.

  1. Cận lâm sàng
    • Xác định vị trí khu trú của tổn thương: dùng một đèn Wood chiếu lên tổn thương vùng mặt trong bóng tối, nếu tổn thương tăng đậm hơn so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở thượng bì. Nếu tổn thương mờ đi so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở trung bì, nếu khi chiếu có tổn thương tăng đậm hơn, có tổn thương mờ đi so với bằng mắt thường thì rám má khu trú ở cả thượng bì và trung bì, gọi là rám má hỗn hợp.
    • Mô bệnh học của tổn thương:

+ Độ dày của thượng bì là hoàn toàn bình thường.

+ Tăng sắc tố ở các lớp tế bào thượng bì.

+ Số lượng tế bào sắc tố bình thường hoặc tăng nhẹ.

+ Có thể thấy tế bào đại thực bào chứa các hạt sắc tố ở trung bì.

  • Các xét nghiệm về nội tiết: định lượng các hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên, hormon buồng trứng nếu thấy cần thiết cho từng nguyên nhân.
  1. Chẩn đoán xác định

Chủ yếu dựa vào lâm sàng với các đặc điểm sau:

  • Thương tổn cơ bản là các dát tăng sắc tố màu nâu, màu nâu đen hoặc xanh đen.
  • Ranh giới rõ với da lành.
  • Vị trí ở hai bên gò má, trán.
  1. Chẩn đoán phân biệt
  • Tăng sắc tố sau viêm: sau khi viêm ở mặt xuất hiện chất tăng sắc tố, các chất sắc tố có màu nâu, hay nâu đen thường tương xứng với tổn thương và không có tính chất đối xứng.
  • Bớt tăng sắc tố:

+ Có từ lúc mới đẻ hoặc từ khi còn nhỏ.

+ Không có tính chất đối xứng.

+ Có yếu tố gia đình.

+ Tổn thương lớn dần lên theo tuổi.

  • Tăng sắc tố do các bệnh da khác:

+ Ngoài tổn thương ở mặt, các dát sắc tố còn có ở các vị trí khác của cơ thể.

+ Các triệu chứng ở các cơ quan nội tạng khác.

Rate this post

Trả lời