Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh bạch biến

Phân biệt bệnh bạch biến và bệnh lang ben

Phân biệt bệnh bạch biến và bệnh lang ben

Biểu hiện và nhận biết bệnh bạch biến và bệnh lang ben

Lang ben là bệnh nấm da nông do nấm men có tên khoa học là Malassezia furfur gây nên. Nấm này bình thường sống tại cổ nang lông và có xu hướng phát triển mạnh hơn ở vùng da dầu như cổ, phần trên của ngực và lưng. Bệnh biểu hiện là các đốm nhỏ mầu trắng hồng, hoặc xám thâm, trên tổn thương có vảy mịn.

Các tổn thương rải rác ở cánh tay, ngực và lưng, đôi khi xuất hiện ở cổ và mặt. Ở những người da sáng mầu (trắng), tổn thương có thể là đốm nhạt mầu khó nhận hoặc các đốm mầu thâm hoặc hồng.

Trong khi đó ở người da sẫm mầu (đen, vàng), đốm lang ben thường có mầu sáng hoặc đen.

Bạch biến là bệnh da mất sắc tố do hiện tượng giảm hoặc mất tế bào melanocyte tại chỗ. Hiện nay, các tác giả đưa ra một số giả thuyết bệnh như hiện tượng tự miễn, yếu tố thần kinh, nội tiết… Một số bệnh khác có liên quan đến bạch biến như rụng tóc thể mảng, bệnh tuyến giáp, bệnh Addison, thiếu máu tự miễn, đái tháo đường… Bạch biến có tỷ lệ mắc lên đến 1% trong dân số và tác động đến tất cả các chủng tộc và cả hai giới.

Tuy nhiên, ở những người da sẫm mầu, việc phát hiện bệnh sớm và tác động đến thẩm mỹ lớn hơn. Tiền sử gia đình bị bạch biến gặp ở 1/3 các trường hợp. Người bệnh thường than phiền về sự xuất hiện đám da mất sắc tố, mầu trắng như sữa, vị trí có thể ở mặt, môi, cẳng tay, chân, trong thân mình, vùng sinh dục. Đặc điểm tổn  thương là giới hạn rõ đôi khi chung quanh có tăng sắc tố nhẹ, không có vảy, không ngứa hay đau rát. Ở những trường hợp điển hình thì lông trên tổn thương cũng có mầu trắng. Bệnh tiến triển nhanh hoặc qua nhiều năm với các thể khu trú, lan tỏa, thành đoạn/khúc, hay viêm đỏ. Những dát mất sắc tố này thường dễ bị bỏng khi tiếp xúc với ánh nắng.

Cách phân biệt bệnh lang ben và bạch biến

– Lang ben thường có vảy mịn trên tổn thương. Bạch biến không có vảy trên tổn thương.
– Lang ben đôi khi kèm theo ngứa, nhất là khi ra nhiều mồ hôi. Bạch biến không gây ngứa.
– Lang ben thường bắt đầu từ vài đốm nấm rồi lan rộng ra do sự phát triển của nấm. Bạch biến không lan ra mà da mất sắc tố rất nhanh.

Bệnh bạch biến có tự khỏi không

Bệnh bạch biến kiêng ăn gì

Phân biệt bệnh bạch biến và bệnh lang ben

Ai dễ mắc bệnh?

Hầu hết người bệnh có biểu hiện lang ben khi ở tuổi thiếu niên hoặc trẻ. Tùy từng địa phương, tỷ lệ bệnh lên đến 2-8% trong dân số. Bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi loại trừ ở vùng nhiệt đới. Cả người da sáng và sẫm mầu đều có thể bị bệnh như nhau. Những người có da nhờn có thể dễ nhạy cảm hơn những người da khô. Những người sử dụng corticoid kéo dài, nhiễm HIV/AIDS hay các bệnh mạn tính khác cũng có tỷ lệ bị lang ben cao hơn. Đối với bệnh bạch biến xuất hiện do giảm sắc tố da nên có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, cả ở nam và nữ.

Làm sao để xác định bệnh?

Ở một số trường hợp, bệnh lang ben biểu hiện ở da rõ ràng cũng cần được làm nghiệm pháp “vỏ bào”, tức là cạo nhẹ lên tổn thương sẽ thấy xuất hiện vảy da nhỏ. Chẩn đoán còn có thể được khẳng định bằng xét nghiệm tìm nấm hoặc sử dụng đèn Wood chiếu. Còn việc chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào lâm sàng, các xét nghiệm giúp chẩn đoán và điều trị như sinh thiết da, xét nghiệm các bệnh tự miễn khác và chức năng tuyến giáp.

Bệnh bạch biến có lây không?

Sự di truyền và cách phòng ngừa bệnh bạch biến

Phương pháp chữa bệnh

Đối với bệnh lang ben

Điều trị lang ben có thể sử dụng thuốc tại chỗ hoặc thuốc uống. Điều trị tại chỗ bằng shampoo selenium sulfide 2,5% hoặc ketoconazole 2%, kem salicyhc, lưu huỳnh hoặc dung dịch BSI, ASA. Ngoài ra, các thuốc kháng nấm dạng uống mới hiện nay như ketoconazole, itraconazole có thể áp dụng cho các trường hợp khó điều trị. Tuy nhiên, có thể gặp một số tác dụng phụ, hoặc phản ứng với các thuốc khác nên việc sử dụng thuốc uống cần được giám sát bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Sau bất kỳ biện pháp điều trị nào, mầu da của người bệnh có thể phục hồi trở lại bình thường sau vài tháng. Vì lang ben là bệnh có thể tái phát. Một số thuốc bôi có thể giảm tỷ lệ tái phát bằng cách sử dụng thường xuyên một hoặc 2 lần trong tháng, đặc biệt ở những tháng nóng, ẩm trong năm. Phòng tái phát bằng cách giặt quần áo bằng nước ấm, phơi quần áo mặt trái dưới ánh nắng mặt trời và trước khi sử dụng nên được là ủi.

Đối với bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến được điều trị và theo dõi tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Các phương pháp điều trị bệnh bạch biến hiện nay như sau: cần khuyên người bệnh tránh nắng bằng che phủ hoặc dùng kem chống nắng thường xuyên để phòng bỏng nắng và nguy cơ ung thư da. Sử dụng các thuốc bôi có hiệu quả như corticoi, tacrolimus (protopic). Bên cạnh đó còn có thể được điều trị bằng ánh sáng giúp phục hồi sắc tố da, phẫu thuật (thường áp dụng cho các trường hợp bệnh không tiến triển) hay khử sắc tố da: chỉ áp dụng khi diện tích bạch biến quá lớn, chiếm gần hết vùng da cơ thể, như gần hết mặt. Cụ thể của phương pháp khử sắc tố da là sử dụng một số hóa chất gây mất mầu phần da lành còn lại để bảo đảm toàn bộ vùng da có mầu trắng đồng nhất như nhau. Xăm mầu cũng là một biện pháp được sử dụng với mầu xăm tương ứng với mầu da lành chung quanh, xăm lên vùng bị bạch biến, tuy nhiên, điều cần lưu ý là người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị.

[Công nghệ mới] Quang trị liệu chữa bệnh bạch biến

So sánh 5 phương pháp chữa bệnh bạch biến phổ biến

meladinine
meladinine

Trả lời